Mô tả

BƠM BÁNH RĂNG

Bơm thuỷ lực được xem la trung tâm cuả hệ thống thuỷ lực. Chúng cung cấp  công suất truyền động thuỷ lực thông qua kết nối dịch chuyển và kiểm soát bởi các van thuỷ lực. Công suất của một máy bơm được xác định bởi lưu lượng dầu được cung cấp bởi máy bơm và áp suất vận hành hệ thống.

Phân loại bơm thuỷ lực:

Thông thường bơm thuỷ lực được phân ra làm ba loại chính:

  • Bơm bánh răng: Đây chính là loại bơm thủy lực thông dụng nhất hiện nay. Hoạt động của bơm sẽ phụ thuộc vào bánh răng chủ động, bánh răng bị động ăn khớp với nhau trong 1 vòng quay để tạo nên quá trình hút, quá trình đẩy dầu.

Bơm có rất nhiều ưu điểm như: Kích thước bơm nhỏ, thiết kế đơn giản mang đến độ chính xác cao khi làm việc. Trên 1 cùng một đơn vị trọng lượng thì số vòng quay và công suất bơm lớn hơn so với bơm cánh gạt. Cấu tạo không phức tạp nên thuận lợi cho việc lắp đặt và bảo dưỡng, vệ sinh bơm. Đặc biệt, bơm có thể chịu quá tải trong khoảng thời gian nhất định

Bơm cánh gạt: Hoạt động của bơm sẽ dựa trên cơ chế luân phiên giảm, tăng áp suất để hút và đẩy dầu đi vào trong hệ thống. Cấu tạo của bơm sẽ gồm vỏ bơm, buồng bơm, rotor, bàn phẳng, stato, chi tiết làm kín, các đường cấp dầu, đường xả dầu.

Bơm cánh gạt được chia làm 2 loại đó là bơm cánh gạt đơn và bơm cánh gạt kép. Có 1 lưu ý với khách hàng đó là bơm sẽ không phù hợp cho việc hút, đẩy các chất công nghiệp có tính siêu nhớt, siêu đặc.

Bơm piston: Bơm piston chính là loại bơm áp suất cao có khả năng hoạt động liên tục với áp lực lớn, lưu lượng ổn định và tần suất cao.

Do được kết nối với motor nên trong đơn vị thời gian 1 phút, khi motor quay vài nghìn vòng thì bơm piston cũng hút vào, đẩy ra chất lỏng liên tục nên có thể đáp ứng nhu cầu về áp suất và lưu lượng dầu.

Bơm piston thành 2 loại đó là bơm piston hướng trục và bơm piston hướng kính.

Hoạt động của bơm dựa trên nguyên lý thay đổi thể tích công tác trong bơm thông qua các piston chuyển động tịnh tiến trong xi lanh của bơm.

Đối với các hệ thống dầu, nhớt nói riêng và hệ thống thủy lực nói chung thì bơm chính là trung tâm. Bơm là trái tim mà nếu có hư hỏng, sự cố thì hệ thống sẽ không hoạt động.

Người ta dựa trên cấu tạo mà phân chia thành 3 loại bơm chính đó là bơm piston, bơm cánh gạt thủy lực, bơm bánh răng thủy lực. Tuy nhiên, giá thành rẻ, thông dụng, phù hợp với những hệ thống yêu cầu lưu lượng, áp suất cỡ vừa thì bơm bánh răng là loại được dùng nhiều nhất.

Bơm bánh răng hay còn gọi là bơm nhông có chức năng hút và đẩy dầu đi vào đường ống dẫn để truyền đi đến các thiết bị công tác, thiết bị chấp hành. Vì vậy mà nhiều người ví von nó là nguồn động lực của hệ thống.

Tên gọi của bơm xuất phát từ cấu trúc chính ở bên trong của bơm gồm 2 loại bánh răng: chủ động, bị động. Thông thường, các hãng sản xuất sẽ chọn số răng có trên mỗi bánh răng của bơm là Z = 8 – 12.

Công dụng của bơm bánh răng đa dạng với loại công suất lớn thì có thể dùng cho máy ép, máy đào, máy xúc, trạm nguồn còn loại bơm bánh răng mini có thể dùng cho các máy nhỏ, cánh tay robot. Nếu như hệ thống yêu cầu lưu lượng lớn và áp suất cao thì khách hàng có thể chọn ngay bơm piston.

Nguyên lý hoạt động của bơm bánh răng

Nếu như bạn tìm kiếm bơm định vị cực dương trên thị trường thì thông dụng, phổ biến cũng như dễ dàng mua nhất là bơm bánh răng.

Trong bơm nhông, bánh răng chủ động sẽ được kết nối với trục của bơm nên khi trục quay dưới tác động của motor thì sẽ khiến bánh răng chủ động quay. Và lúc này, nó kéo bánh răng bị động quay theo.

Dầu hay nhớt, chất lỏng thủy lực sẽ được điền vào các rãnh hình chữ V, hình nón trên bánh răng và được vận chuyển đi từ khoang hút của bơm đến khoang đẩy của bơm.

Cấu tạo của bơm bánh răng sẽ gồm 2 khoang hút, đẩy và được ngăn cách với nhau nhằm tránh rò rỉ chất.

+ Quá trình đẩy của bơm bánh răng: Khi hai bánh răng ăn khớp (vào khớp) ở khoang đẩy thì dòng chất sẽ được đẩy, ép dồn vào đường ống đẩy. Và lúc này bơm sẽ hình thành rõ hai vùng ra khớp, vùng vào khớp.

Tại vùng ra khớp hai bánh răng này ra khớp. Thể tích tăng lên và áp suất giảm đi khiến chất lỏng sẽ được điền vào vùng này. Bánh răng sẽ vận chuyển các chất lỏng thủy lực đi vào vùng vào khớp.

Tại vùng vào khớp, hai bánh răng chủ động và bị động ăn khớp nhau làm áp suất tăng và thể tích giảm nên chất lỏng sẽ được hút và đẩy đi.

Do motor quay vài nghìn vòng trên 1 phút nên bánh răng cũng quay với tốc độ tương tự nên lưu lượng của chất lỏng tạo ra rất nhiều.Và sau cùng, chất lỏng đã được truyền năng lượng để thực hiện những nhiệm vụ khác nhau theo yêu cầu của người dùng.

So với 2 loại bơm còn lại là bơm piston thủy lực, bơm cánh gạt thì bơm nhông có những ưu điểm nổi bật như:

+ Kết cấu của bơm nhông đơn giản, dễ sản xuất, lắp đặt hay bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh.

+ Khách hàng có thể điều chỉnh áp suất cũng như lưu lượng của bơm sao cho phù hợp với từng yêu cầu công việc.

+ Độ tin cậy khi làm việc cao

+ Kích thước bơm nhỏ, gọn nhẹ và không cồng kềnh

+ Khả năng chịu được quá tải trong thời gian ngắn

+ Trên 1 đơn vị trọng lượng thì bơm bánh răng có công suất bơm cũng như số vòng quay lớn hơn.

+ Bơm có thể hút và đẩy được những chất lỏng có tính siêu nhớt, siêu đặc.

Các lại bơm bánh răng (bơm nhông)

Ngoài những cách chia đơn giản dựa trên: nguồn gốc xuất xứ, hãng sản xuất, lưu lượng, giá thành thì dựa trên cấu tạo và cách thức hoạt động mà người ta có thể phân chia thành 2 loại chính: bơm bánh răng ăn khớp trong, bơm dầu bánh răng ăn khớp ngoài.

Bơm bánh răng ăn khớp trong

Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp trong

Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp trong được đánh giá là khá chặt chẽ, bao gồm:

+ 1 cặp bánh răng ăn khớp trong, ngoài để tạo nên một bộ rotor hoàn chỉnh.

+ Thân bơm: Còn có tên gọi khác là vỏ bơm thường được làm bằng inox hoặc thép không gỉ.

+ Bánh răng bị động, bánh răng chủ động. Lưu ý, kích thước bánh răng bị động nhỏ hơn và nằm bên trong bánh răng chủ động.

+ Đường dầu vào, đường dầu ra

+ Rãnh dầu có thể là hình V, hình nón có chức năng dẫn dầu từ khoang hút sang khoang đẩy.

+Trục hay trục khuỷu là thiết bị quan trọng khi dẫn động từ động cơ đến bánh răng

Ưu điểm bơm bánh răng ăn khớp trong

+ Hầu hết các bơm bánh răng thủy lực ăn khớp trong thì đều có tuổi thọ khá cao.

+ Cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ gọn nên thuận tiện trong việc lắp, di chuyển bơm trong máy móc.

+ Khách hàng có thể cho bơm nhông trong vận hành trong 1 thời gian dài mà không cần phải sửa chữa hay bảo dưỡng.

+ Tốc độ quay của bơm chậm nên có thể dùng để hút và đẩy những chất lỏng có độ đặc siêu cao như dầu FO hay mật ong, mật mía…

+ Bơm có van giảm áp nên khách hàng có thể điều chỉnh lưu lượng bơm cũng như hồi dòng lưu chất bơm tại bồn chứa để bảo vệ bơm tốt hơn.

+ Bơm có kết cấu chặt chẽ nên hoạt động ổn định, đều đặn và liên tục.

+ Ngoài các chất siêu đặc thì bơm bán răng ăn khớp trong còn dùng để bơm các chất siêu nhớt hay thủy tinh nóng chảy.

Nhược điểm bơm bánh răng ăn khớp trong

Chắc chắn, bên cạnh những ưu điểm thì bơm bánh răng trong có những nhược điểm như:

+ Khi có sự cố hoặc hư hỏng thì khó phát hiện hơn

+ So với loại bơm khác thì máy bơm sẽ kín hơn nên việc tháo lắp khó hơn, việc vệ sinh và bảo dưỡng cũng khó hơn so

+ Người vận hành sẽ khó khăn hơn trong việc theo dõi làm việc của máy bơm

Bơm bánh răng ăn khớp ngoài

Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài

Một bơm bánh răng khớp ngoài sẽ có các chi tiết, bộ phận sau: Đường đẩy dầu, đường hút dầu, trục, vỏ bơm, phớt làm kín, bánh răng chủ động, bánh răng bị động và 4 vòng bi hỗ trợ cho trục rotor.

Thông thường thì bơm bánh răng sẽ được làm hoàn toàn bằng thép tuy nhiên có một số hãng sẽ chọn chất liệu inox, hoặc thép mạ, đồng…

Khi trục bơm được motor truyền động thì sẽ làm bánh răng chủ động quay kéo theo bánh răng bị động quay. Dầu sẽ được điền vào các rãnh bánh răng nên khi bánh răng quay thì dầu sẽ được đẩy từ khoang hút sang khoang đẩy. Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài sẽ có khoang hút và khoang đẩy được ngăn cách nhau đảm bảo kín, khít, không rò rỉ.

Ưu điểm bơm bánh răng ăn khớp ngoài

+ Với bơm nhông ngoài thì việc tháo lắp hay vệ sinh, bảo dưỡng lại dễ dàng, nhanh chóng hơn.

+ Khách có thể quan sát cũng như phát hiện sự cố, lỗi

+ Bơm có thể hoạt động hiệu quả với những loại dầu có độ nhớt, độ đặc cao như: dầu bôi trơn, dầu FO, dầu nhiên liệu

+ Bơm có hiệu suất làm việc ổn định

+ Tương tự như với bơm ăn khớp trong, bơm nhông ăn khớp ngoài cũng có van giảm áp để khác hàng có thể điều chỉnh lưu lượng bơm cũng như hồi dầu về thùng chứa để bảo vệ bơm.

Nhược điểm bơm bánh răng ăn khớp ngoài

+ Bơm bánh răng ngoài có kích thước lớn hơn, cồng kềnh và nặng hơn so với loại răng trong nên khi di chuyển sẽ không được thuận lợi, dễ dàng.

+ Cấu tạo cũng như hoạt động của bơm loại ăn khớp ngoài sẽ không đạt được độ ổn định như với bơm ăn khớp trong.

+ Khi làm việc, tiếng ồn phát ra từ bơm lớn hơn.

+ Và đặc biệt đó là nếu bạn cần bơm để hút, đẩy chất siêu nhớt hoặc độ đậm đặc cao thì loại bơm nhông ngoài không phải là lựa chọn hoàn hảo.

Lưu ý: Dầu thủy lực phải sạch, không bụi và cặn, sợi ni lông hay ba dớ thì mới có thể giúp bơm được thông suốt và tránh những hư hỏng thường gặp.

Giá bán bơm bánh răng không chỉ phụ thuộc vào loại mà còn bị chi phối nhiều yếu tố như công suất, lưu lượng, chất lượng và model, hãng, xuất xứ. Những địa chỉ uy tín sẽ cam kết bán đúng giá theo yêu cầu nhà sản xuất đưa ra sẽ là nơi mà bạn nên tìm đến.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bơm bánh răng”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0967578883
0967578883